Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
873179

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ THU MÙA NĂM 2023

Ngày 31/07/2023 16:40:45

Để tiếp tục thực hiện Công văn số 514/CV-UBND ngày 11/7/2023 và Công văn số 542/CV-UBND ngày 17/7/2023 của UBND xã về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ thu mùa năm 2023.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông kéo dài, … đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, khô vằn phát triển và gây hại.

Để tiếp tục thực hiện Công văn số 514/CV-UBND ngày 11/7/2023 và Công văn số 542/CV-UBND ngày 17/7/2023 của UBND xã về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ thu mùa năm 2023.

Tuy nhiên qua kiểm tra các xứ đồng ở một số khu vực của các thôn có một số bà con nông dân không quan tâm đến diện tích lúa của nhà mình để cho sâu cuốn lá và một số đối tượng khác gây hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của vụ thu mùa. Để đảm bảo cho cây lúa vụ mùa sinh trưởng và phát triển tốt. UBND xã đề nghị các thôn quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

1. Thông báo trên hệ thống loa phát thanh của thôn để bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Đề nghị Cán bộ truyền thanh xã thông tin trên hệ thống loa của xã để bà con nông dân biết được để thực hiện.

3. Sau đây là hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể:

a) Đối với sâu cuốn lá:

Phun trừ bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

b) Bệnh khô vằn: Kiểm tra và phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như: Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,... hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,… phun kỹ vào vùng bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ.

c) Bệnh đạo ôn: Có thể sử dụng các loại thuốc như Kamsumin, Beam 75WP, Bump 650 WP, Kasoto 200SC, Filia 525SC, Feno Super 268 WP, Sako 25WP, Vibimzol 75WP, Bemsuper 500SC, Flash 75WP,... kết hợp phun phòng bệnh lem lép hạt bằng TiltSuper 300EC, Vivil 5SC, Sagograin 300EC, AmistarTop 325SC, Mixperfect 525SC,… Lưu ý: ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm.

* Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

4. Đề nghị thành viên trong BCĐ sản xuất vụ thu – mùa đã được Trưởng ban phân công phụ trách chỉ đạo các thôn thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất của thôn mình bám điểm để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ THU MÙA NĂM 2023

Đăng lúc: 31/07/2023 16:40:45 (GMT+7)

Để tiếp tục thực hiện Công văn số 514/CV-UBND ngày 11/7/2023 và Công văn số 542/CV-UBND ngày 17/7/2023 của UBND xã về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ thu mùa năm 2023.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông kéo dài, … đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, khô vằn phát triển và gây hại.

Để tiếp tục thực hiện Công văn số 514/CV-UBND ngày 11/7/2023 và Công văn số 542/CV-UBND ngày 17/7/2023 của UBND xã về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng gây hại trên cây lúa vụ thu mùa năm 2023.

Tuy nhiên qua kiểm tra các xứ đồng ở một số khu vực của các thôn có một số bà con nông dân không quan tâm đến diện tích lúa của nhà mình để cho sâu cuốn lá và một số đối tượng khác gây hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của vụ thu mùa. Để đảm bảo cho cây lúa vụ mùa sinh trưởng và phát triển tốt. UBND xã đề nghị các thôn quan tâm thực hiện một số nội dung sau:

1. Thông báo trên hệ thống loa phát thanh của thôn để bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Đề nghị Cán bộ truyền thanh xã thông tin trên hệ thống loa của xã để bà con nông dân biết được để thực hiện.

3. Sau đây là hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể:

a) Đối với sâu cuốn lá:

Phun trừ bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…

Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.

b) Bệnh khô vằn: Kiểm tra và phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin như: Validacin 5L, Vali 5SL, Vivadamy 5WP,... hoặc thuốc Nevo 330EC, Mixperfect 525SC,… phun kỹ vào vùng bệnh và các dãy lúa gần bờ kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ.

c) Bệnh đạo ôn: Có thể sử dụng các loại thuốc như Kamsumin, Beam 75WP, Bump 650 WP, Kasoto 200SC, Filia 525SC, Feno Super 268 WP, Sako 25WP, Vibimzol 75WP, Bemsuper 500SC, Flash 75WP,... kết hợp phun phòng bệnh lem lép hạt bằng TiltSuper 300EC, Vivil 5SC, Sagograin 300EC, AmistarTop 325SC, Mixperfect 525SC,… Lưu ý: ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm.

* Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.

4. Đề nghị thành viên trong BCĐ sản xuất vụ thu – mùa đã được Trưởng ban phân công phụ trách chỉ đạo các thôn thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất của thôn mình bám điểm để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)