Xem nhiều
TUYÊN TRUYỀN HƯỜNG DẪN CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA NĂM 2023
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông kéo dài, … đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, bệnh nghẹt rễ phát triển và gây hại.
1. Thông báo trên hệ thống loa phát thanh của thôn để bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2. Đồng thời tiến hành bón thúc sớm để cây lúa đẻ nhánh giúp cây lúa tập trung đẻ nhánh hữu hiệu. Nên áp dụng quy trình dùng phân tổng hợp NPK (chuyên thúc) để bón cho cây lúa, hạn chế dùng phân đơn. Nếu bắt buộc bón phân đơn nên bón với lượng: đối với lúa thuần bón 6 – 7 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua; lúa lai bón 8 – 9 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua. Riêng đối với lúa nếp hạt cau tại thôn Giang Sơn và Giang Hồng 1 chỉ nên bón thúc với số lượng từ 3-5 kg/sào.
Lưu ý: Để mực nước trong ruộng 2 – 3 cm, không cho nước vào ra để tránh thất thoát dinh dưỡng.
3. Sau đây là hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể:
3.1. Đối với bệnh nghẹt rễ:
+ Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK.
+ Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.
+ Bước 3: Bón bổ sung phân lân dễ tiêu hoặc phân chuồng hoai mục. Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (Ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã, TS96, Seewead...)
+ Bước 4: Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy có rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.
3.2. Đối với sâu cuốn lá:
Chỉ phun trừ khi có mật độ >50 con/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…
Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.
3.3. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:
Dự kiến lứa 5 rầy cám nở đầu tháng 7 do mật độ thấp nên không phải phòng trừ, tiếp tục theo dõi sự tích lũy mật độ và gây hại vào đầu – giữa tháng 8 gây hại trên diện rộng giai đoạn cây lúa làm đòng - chín sữa. Đây là lứa rầy hại mạnh trong vụ cần phải quan tâm chỉ đạo quản lý thật chặt để phòng trừ hiệu quả.
Các loại thuốc phòng trừ rầy có hoạt chất: Acetamiprid, Imidacloprid, Pymetrozine, Buprofezin, Cholorantraniliprole 35%... (như thuốc: Chees 50SC, Apta 300WP, Sutin 50SC, Chatot 600WG, Conphai 10WP, Prevathon 5SC ...).
* Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.
Nguồn tin: Công chức địa chính nông nghiệp xã.
Tin cùng chuyên mục
-
NÔNG NGHIỆP SỐ: TRỒNG RAU BẰNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
16/08/2024 07:32:11 -
TIÊM VẮC SIN LÀ PHƯƠNG PHÁP DUY NHẤT ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ BẢO VỆ TÍNH MẠNG KHỎI BỆNH DẠI
01/04/2024 15:35:06 -
HỘI NGHỊ TỔNG KẾTCÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CỦA UBND XÃ- TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẢM BẢO qpan NĂM 2024
12/01/2024 14:37:39 -
XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU DÂN CƯ " SÁNG - XANH - SẠCH - ĐẸP - AN TOÀN"
18/10/2023 15:38:04
TUYÊN TRUYỀN HƯỜNG DẪN CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA VỤ MÙA NĂM 2023
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Thanh Hóa, sau đợt nắng nóng sẽ có mưa dông kéo dài, … đây là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá, bệnh nghẹt rễ phát triển và gây hại.
1. Thông báo trên hệ thống loa phát thanh của thôn để bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2. Đồng thời tiến hành bón thúc sớm để cây lúa đẻ nhánh giúp cây lúa tập trung đẻ nhánh hữu hiệu. Nên áp dụng quy trình dùng phân tổng hợp NPK (chuyên thúc) để bón cho cây lúa, hạn chế dùng phân đơn. Nếu bắt buộc bón phân đơn nên bón với lượng: đối với lúa thuần bón 6 – 7 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua; lúa lai bón 8 – 9 kg đạm ure và 2 – 3 kg kali clorua. Riêng đối với lúa nếp hạt cau tại thôn Giang Sơn và Giang Hồng 1 chỉ nên bón thúc với số lượng từ 3-5 kg/sào.
Lưu ý: Để mực nước trong ruộng 2 – 3 cm, không cho nước vào ra để tránh thất thoát dinh dưỡng.
3. Sau đây là hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể:
3.1. Đối với bệnh nghẹt rễ:
+ Bước 1: Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK.
+ Bước 2: Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.
+ Bước 3: Bón bổ sung phân lân dễ tiêu hoặc phân chuồng hoai mục. Có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá (Ưu tiên các loại phân có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Poly-feed, Humic, K-humate, Song mã, TS96, Seewead...)
+ Bước 4: Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy có rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.
3.2. Đối với sâu cuốn lá:
Chỉ phun trừ khi có mật độ >50 con/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh bằng một trong số loại thuốc đặc hiệu như: Padan 95 SP, Patox 95SP, Regent800WG, Clever 150 SC, Ammate 150 SC…
Không phun thuốc khi chưa đến ngưỡng để bảo vệ thiên địch; Có thể kết hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh (nếu ruộng lúa đang bị bệnh) để phun trừ.
3.3. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:
Dự kiến lứa 5 rầy cám nở đầu tháng 7 do mật độ thấp nên không phải phòng trừ, tiếp tục theo dõi sự tích lũy mật độ và gây hại vào đầu – giữa tháng 8 gây hại trên diện rộng giai đoạn cây lúa làm đòng - chín sữa. Đây là lứa rầy hại mạnh trong vụ cần phải quan tâm chỉ đạo quản lý thật chặt để phòng trừ hiệu quả.
Các loại thuốc phòng trừ rầy có hoạt chất: Acetamiprid, Imidacloprid, Pymetrozine, Buprofezin, Cholorantraniliprole 35%... (như thuốc: Chees 50SC, Apta 300WP, Sutin 50SC, Chatot 600WG, Conphai 10WP, Prevathon 5SC ...).
* Chú ý: Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”, sử dụng thuốc theo hưỡng dẫn trên bao bì và thu gom bao bì sau sử dụng vào đúng nơi quy định.
Nguồn tin: Công chức địa chính nông nghiệp xã.