Và để tạo ra những kết quả tích cực, điều không thể thiếu chính là các cấp chính quyền tỉnh, thành phố, địa phương thời gian qua đã nỗ lực ban hành các văn bản cụ thể cho từng nội dung, lĩnh vực.Cung cấp DVCTT theo tiêu chí “ngườidân, DN làm trung tâm phục vụ”
Nổi bật cho điều đề cập nêu trên, có lẽ phải kể đến là 02 địa phương Lào Cai và Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành văn bản về việc nâng cao hiệu quả việc thực hiện cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và cung cấp, sử dụng dữ liệu mở dùng chung.
Theo đó, trong văn bản về kế hoạch số 132/KH-UBND của Lào Cai đối với việc nâng cao hiệu quả việc thực hiện cung cấp, sử dụng DVCTT, địa phương này đã đề ra mục tiêu cần đạt được trong năm 2024: Đảm bảo các thủ tục hành chính (TTHC) có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia (100%), trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 60% trở lên; cung cấp DVCTT toàn trình trên tổng số TTHC có đủ điều kiện trên Cổng DVC Quốc gia (80%); các TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia (100%); số lượng hồ sơ giải quyết TTHC được số hoá, cập nhật và xử lý trên môi trường mạng (100%); cung cấp DVCTT toàn trình thí điểm không tiếp nhận hồ sơ giấy (100%)...
Để hoàn thành các mục tiêu trên, văn bản yêu cầu các đơn vị trong tỉnh cần tích cực, tăng cường công tác phối hợp trong việc cung cấp DVCTT phục vụ người dân, DN; đảm bảo việcthực hiện triển khai DVCTT, thanh toán trực tuyến sáng tạo, hiệu quả, toàn diện; bám sát các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh; xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị…
Dữ liệu giúp các cơ quan nhà nước đổi mới phương thức phục vụ người dân, DN.
Đặc biệt, các đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cần đảm bảo nguyên tắc “lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ”; tận dụng tối đa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành Trung ương, địa phương phục vụ giải quyết TTHC một cách hiệu quả, góp phần hiện đại hoá và đơn giản hoá TTHC.
Bên cạnh đó, văn bản yêu cầu các đơn vị cần bắt tay nhanh chóng rà soát, chuẩn hóa thông tin TTHC, cung cấp DVCTT một cách đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến xã, đồng thời, công khai, cập nhật đầy đủ trên Cổng DVC tỉnh, Cổng DVC Quốc gia theo quy định.
Hơn nữa, cần tập trung rà soát và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu để xây dựng, cung cấp các dịch vụ số (DVCTT, thanh toán trực tuyến).
“Trong quá trình triển khai, các đơn vị trong tỉnh cần: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng DVCTT; ứng dụng CNTT, CĐS nâng cao chất lượng cung cấp DVC; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần gương mẫu, đi đầu khi có nhu cầu giải quyết TTHC phải sử dụng DVC trực tuyến và thanh toán trực tuyến…”,văn bản yêu cầu.
Trong quá trình thực hiện, Sở TT&TT cần theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả triển khai thực hiện; phối hợp với các các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ…
Dữ liệu giúp các cơ quan nhà nước đổi mới phương thức phục vụ người dân, DN
Tại Quyết định số 3827/QĐ-UBND về việc ban hành Danh mục dữ liệu mở, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu các đơn vị trong tỉnh cần: Tổ chức cung cấp, thu thập, tạo lập dữ liệu mở, thực hiện xây dựng các tài liệu đặc tả thông tin chia sẻ dữ liệu theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu an toàn, chính xác, thông suốt…
Đặc biệt, các đơn vị trong tỉnh cần đảm bảo thực hiện việc kết nối, tích hợp dữ liệu mở về Cổng dữ liệu của tỉnh và đảm bảo định kỳ 06 tháng/lần có rà soát, cập nhật, bổ sung về dữ liệu mở thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
Để đảm bảo triển khai hiệu quả nhiệm vụ này, văn bản giao nhiệm vụ cho Sở TT&TT làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triển khai các hoạt động về dữ liệu mở theo đính quy định pháp luật. Đồng thời, đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch về dữ liệu mở trình phê duyệt trong quý I/2024 (kế hoạch công bố dữ liệu mở; mức độ tối thiểu cần đạt được trong từng giai đoạn tương ứng với kế hoạch CĐS của tỉnh).
Cụ thể hơn, trong văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng xây dựng, quy định rõ các danh mục về dữ liệu mở cần cung cấp của tỉnh.
Theo đó, việc cung cấp dữ liệu mở áp dụng với nhiều ngành, lĩnh vực, bao gồm: GD&ĐT (10 nội dung); TT&TT ( 04 nội dung); GTVT (11 nội dung); KH&CN (03 nội dung); Công Thương (03 nội dung); LĐTB&XH (03 nội dung); TN&MT (14 nội dung); NN&PTNT (8 nội dung); Tài Chính (02 nội dung); VHTT&DL ( 10 nội dung)…
Nói về những quyết tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp dữ liệu mở, thời gian qua, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã ban hành nhiều văn bản, trong đó gần nhất là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Tỉnh nêu rõ quan điểm sẽ tập trung sử dụng,ứng dụng công nghệ số và dữ liệu số để cải tiến, thay đổi quy trình phục vụ của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức phục vụ người dân, DN.
Tỉnh cũng đổi mới phương thức quản lý đối với lĩnh vực nông nghiệp dựa trên việc sử dụng các công cụ, nền tảng số. Trong đó, đảm bảo hướng đến đáp ứng tốt nhu cầu, mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu xác định, khi hoàn thiện được Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp thì: Cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt; hợp tác xã và DN nông nghiệp là nòng cốt; nông dân sẽ tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu... tất cả sẽ là những mắt xích quan trọng, tuần hoàn không thể thiếu, từ đó tạo ra sự tăng trưởng bền vững trong nền kinh tế số hiện nay.
Việc 02 đơn vị trên ban hành văn bản quan trọng góp phần khẳng định quyết tâm thực hiện công cuộc CĐS quốc gia ngày hiệu quả. Quan trọng hơn, điều đó còn khẳng định quyết tâm cao hướng về một tương lai số bền vững – cái đích của mọi sự phát triển. Và thiết nghĩ, để tiến đến gần đích trên, các đơn vị cần chủ động, nỗ lực, trách nhiệm, tận tâm khi triển khai, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng này.