Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
873179

BÀI NÓI CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Ngày 09/06/2023 15:08:21

1. Chuyển đổi số là gì ? 1.1. Số hóa (Digitization) Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu mềm trên máy tính. Là bước đầu trong quá trình chuyển đổi số, việc số hóa đã diễn ra và vẫn tồn tại cho đến bây giờ với hình thức nhập liệu hoặc máy scan. Những ví dụ cụ thể cho số hóa đã có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống: chuyển đổi hình thức lưu trữ thông tin từ trên giấy thành những thông tin mềm, thay đổi hình thức gửi thư hay tài liệu giấy tờ qua đường bưu điện sang hình thức gửi bằng máy fax dưới dạng tín hiệu số. 1.2. Ứng dụng số hóa (Digitalization)[ Ứng dụng số hóa là một chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất công việc và giảm bớt thời gian cần thiết để thao tác công việc đã có từ trước trong khi chuyển đổi số là tạo ra những phương thức làm việc mới, còn số hóa là quá trình biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm và quá trình này diễn ra trước bước ứng dụng số hóa. Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để tối ưu số liệu. Những công việc trước đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin,... nay sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin. 1.3. Chuyển đổi số (Digital transformation) Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển đổi số là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách thức vận hành và những việc làm cụ thể từ trước đến nay. Ví dụ: Trước đây học tập theo tập trung Hội nghị, các lớp tập huấn, các bài giảng theo hình thức Hội thảo, nói chuyên chuyên đề… thì nay được chia sẻ, ứng dụng qua việc gửi thông tin, tài liệ qua email điện tử, qua các trang mạng xã hội như zalo, Face book, messinger.. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong GDĐT, các yếu tố đảm bảo chuyển đổi số thành công, thực trạng hiện nay, kết quả đạt được và tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp định hướng trong giai đoạn tới. 2. Nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university). 3. Giáo dục - đào tạo trong nền kinh tế tri thức Giáo dục - đào tạo hình thành và phát triển trong những hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Hệ thống giáo dục vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc đời của mỗi con người. Vai trò của giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục liên tục ngày càng lớn (gia đình, xã hội). Sự phân chia giữa các loại hình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ngày càng thu hẹp, trên thực tế luôn có sự giao thoa của hai loại hình này trong nhiều năm qua, do tri thức và năng lực sử dụng tri thức trở thành nhân tố quan trọng có tính quyết định đến đời sống cá nhân và lao động nghề nghiệp. Cùng với phổ cập giáo dục là quá trình phổ cập nghề nghiệp. Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trở thành nền tảng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục đại học chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, giáo dục phổ cập. Giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin mà còn hướng tới phát triển nhân cách toàn diện trên cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động để người học tự tìm tri thức, vận dụng, sử dụng tri thức, trên cơ sở đó kiến tạo tri thức mới cho bản thân hoặc xã hội; góp phần quan trọng vào quá trình chuyển hóa các loại tri thức dưới dạng tiềm năng thành năng lực thực hiện thông qua việc lựa chọn, tích hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống. Như vậy, kinh tế tri thức thay đổi căn bản nền giáo dục từ quan niệm nhận thức đến hệ thống giáo dục, nhà trường, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp giảng dạy và mô hình quản lý nhà trường. Từ đó hình thành nền giáo dục dựa trên tri thức và mô hình văn hóa nhà trường dựa trên tri thức. Những giá trị tài sản vô hình của nhà trường (danh tiếng, uy tín, vốn tri thức) sẽ không kém các giá trị tài sản hữu hình Mô hình các tổ chức học tập có sự thay đổi cơ bản. Đây là quá trình biến đổi từ nhà trường truyền thống sang nhà trường hiện đại thích ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong mô hình này, nhà trường sẽ trở thành nơi tổ chức học tập đa dạng và thường xuyên đổi mới. Giáo dục sẽ chủ yếu tập trung hình thành nền tảng tri thức là nền móng vững chắc cho việc phát triển học tập suốt đời, tạo cơ sở cho người học phát triển kiến thức và năng lực nhận thức cũng như phát triển tài năng. Các loại hình hoạt động của nhà trường đa dạng về tổ chức và cách thức. Hình thành các mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội và đòi hỏi sự bình đẳng rộng rãi giữa các trường về vị thế, điều kiện và triển vọng phát triển. Nhà trường có chức năng mới, là nơi tổ chức học tập đa dạng và thường xuyên đổi mới, có khả năng đóng góp tích cực và năng động vào quá trình phát triển của đất nước. Không gian đào tạo rộng mở, không bó hẹp trong phạm vi nhà trường như một tổ chức cụ thể ổn định mà nó được thực hiện như một hệ thống, trong đó nhà trường là chủ thể có vị trí trung tâm, luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới việc làm, doanh nghiệp, các công ty công nghệ, các trường đại học và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Giáo dục - đào tạo mang đặc trưng thị trường và sự chọn lựa là đặc điểm nổi bật luôn có khả năng thích ứng với nhu cầu phục vụ của xã hội. Đặc điểm này có tác động trực tiếp đến việc xác định mục tiêu, cơ cấu ngành, nghề, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với người sử dụng và điều kiện của người học. Nhà trường tôn trọng cá tính cá nhân, không gò bó người học vào một kiểu đào tạo, một hướng học vấn mà mở ra nhiều hướng, nhiều sự lựa chọn, phát triển nhiều loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho đất nước và phù hợp với điều kiện của người học, để không ai lâm vào “ngõ cụt” trên con đường học vấn. 4. Sự phát triển xã hội học tập Ngày nay học tập suốt đời ở nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới không chỉ là một khái niệm hay một nguyên tắc đơn thuần trong học tập mà còn trở thành một trong những chìa khóa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học tập của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Mô hình xã hội học tập tuy mới ra đời nhưng đã tỏ ra là một mô hình hữu hiệu, xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người. Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển cần có cơ hội và khả năng học tập liên tục để thu nhận thông tin, tiếp thu, xử lý và tạo lập, sử dụng, làm chủ tri thức để trở thành những công dân có hiểu biết rộng trong cuộc sống và trong lao động nghề nghiệp. Học tập trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người ở trong cũng như ngoài nhà trường, bất kể sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, lứa tuổi, giàu nghèo... Học tập trở thành hoạt động cơ bản của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện của mỗi cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Học tập giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, hiểu được các giá trị của cuộc sống, hiểu biết môi trường sống và làm việc của mình để sống có ích trong cộng đồng, phát triển trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp xã hội. Nếu trình độ học vấn tạo nên giá trị nền tảng của nhân cách thì trình độ chuyên môn (kỹ năng) dựa trên tri thức, sự hiểu biết tạo nên giá trị gia tăng của sức lao động, giá trị tinh thần và vật chất cho cá nhân và xã hội. Điều này trở thành nguyên lý căn bản của nền giáo dục hiện đại ở tất cả các bậc học, ngành đào tạo với các mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục nhân bản, vì con người, hướng tới con người. Giáo dục góp phần vào quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của mỗi cá nhân, tinh thần và thể xác, trí tuệ và tình cảm, đạo đức và niềm tin, trình độ học vấn và năng lực hành động... Vì vậy, học tập không đơn thuần để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực lao động nghề nghiệp hay có một vị trí xã hội nào đó mà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục hiện đại là mang lại cho mọi người những cơ hội học tập và phát triển để trở thành những con người tài năng, có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, năng động, tự khẳng định mình và góp phần cải biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế giới hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức đã và đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân của tri thức nhân loại trên mọi lĩnh vực. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng tri thức của nhân loại sau năm đến bảy năm sẽ tăng gấp đôi, trong khi đó thời lượng học tập và số môn học trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập đã và đang đòi hỏi ngoài các nội dung khoa học truyền thống cần phải bổ sung nhiều nội dung mới, cập nhật, như giáo dục công nghệ, môi trường, giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống... Con đường cơ bản để giải quyết quan hệ này là xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp, liên ngành và cách tiếp cận theo mục tiêu. Xác định phần cơ bản, cốt lõi chương trình và phát triển các nội dung tự chọn, mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học không chỉ về nội dung tri thức mà còn dạy cho người học cách thu thập, tìm kiếm, sử dụng tri thức thông qua các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm, thực hành, phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, cảm xúc và năng lực hành động. 5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cơ hội lớn để thực hiện xã hội học tập Hiện nay, thế giới đang ở trong giai đoạn bản lề của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu của công nghệ đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội. Những thay đổi này mang tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi. Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực chịu sự tác động lớn. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi vị thế của giáo dục - đào tạo. Khác với các xã hội trước đó, xã hội nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp, trong nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Giá trị hàng hóa dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng tri thức và công nghệ, chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và trở thành động lực chủ yếu của phát triển. Yêu cầu của kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ làm thay đổi quan niệm về chất lượng giáo dục - đào tạo, chủ thể quyết định là nguồn nhân lực được đào tạo trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, nguồn tri thức có sự thay đổi căn bản. Nếu như trước đây, tri thức chủ yếu nằm trong sách vở, thư viện hoặc tùy thuộc vào trí nhớ của người thầy sau đó được truyền thụ chủ yếu trên giảng đường, thì ngày nay nhờ những tiến bộ về công nghệ, nhất là phổ dụng mạng internet và các công cụ truyền thông đa phương tiện, tri thức có sẵn chỉ là hữu hạn. Tri thức và quản trị tri thức từ chỗ là độc quyền của các nhà khoa học và nhà giáo thì ngày nay được phổ dụng với nhiều hình thức chia sẻ phong phú và đa dạng có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Trong điều kiện như thế, mô hình tri thức mà người thầy thu thập, lưu giữ, quản trị, truyền thụ trên giảng đường trở nên hạn hẹp. Nếu không xác định được điều này sẽ không tận dụng được tri thức rộng lớn của nhân loại và sẽ không tránh khỏi những bất cập, khủng hoảng về quản trị tri thức hoặc không đủ năng lực tiếp cận, nắm bắt khi đối diện với tri thức phong phú đa chiều của thời đại số hóa. Tổ chức học tập có sự thay đổi căn bản. Lý thuyết giáo dục hiện đại cho rằng, học tập là kiến tạo tri thức, vì vậy phương pháp dạy học được đổi mới mạnh mẽ với những hình thức phong phú theo hướng tích hợp phát triển năng lực, thực hiện hướng vào những vấn đề cụ thể. Chấp nhận sự khác biệt là nền tảng của sáng tạo. Nếu như trong giảng dạy truyền thống, giảng viên có chức năng truyền thụ tri thức một chiều, người học là đối tượng tiếp thu thụ động, trong hình thức này phương pháp thuyết trình tỏ ra hữu dụng, thì để truyền bá tri thức trong thời đại số hóa đòi hỏi phải cấu trúc lại chức năng từ cả hai phía người dạy lẫn người học và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Trong mô hình tổ chức học tập mới, người học giữ vị trí trung tâm vừa tiếp cận, vừa kiến tạo tri thức. Mục tiêu học tập không chỉ học để biết mà học để làm và học để sáng tạo. Động cơ học tập cũng rõ ràng hơn. Thành quả của mỗi người tùy thuộc vào tự học để có đủ năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo thể hiện tính nhạy bén trước những nguồn thông tin đồ sộ và luôn thay đổi. Ngoài ra, thành quả đó còn phụ thuộc vào trạng thái và quá trình tâm sinh lý. Năng lực học tập và năng lực lao động với sự vượt trội của công nghệ thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đẩy mạnh xã hội học tập. Không gian rộng mở và hiện đại là điều kiện quan trọng cho mọi người có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn mà không cần nhiều chi phí. Người học có lợi thế để kết nối những cái đã biết và chưa biết, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thật và ảo để lựa chọn thích hợp, hình thành tri thức và kỹ năng mới phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

BÀI NÓI CHUYỆN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đăng lúc: 09/06/2023 15:08:21 (GMT+7)

1. Chuyển đổi số là gì ? 1.1. Số hóa (Digitization) Số hóa là một trong những bước đầu của quá trình chuyển đổi số. Khái niệm số hóa đề cập đến công việc cụ thể là: chuyển thể dữ liệu ở dạng giấy truyền thống thành những dữ liệu mềm trên máy tính. Là bước đầu trong quá trình chuyển đổi số, việc số hóa đã diễn ra và vẫn tồn tại cho đến bây giờ với hình thức nhập liệu hoặc máy scan. Những ví dụ cụ thể cho số hóa đã có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong đời sống: chuyển đổi hình thức lưu trữ thông tin từ trên giấy thành những thông tin mềm, thay đổi hình thức gửi thư hay tài liệu giấy tờ qua đường bưu điện sang hình thức gửi bằng máy fax dưới dạng tín hiệu số. 1.2. Ứng dụng số hóa (Digitalization)[ Ứng dụng số hóa là một chuỗi các hoạt động nhằm nâng cao hiệu suất công việc và giảm bớt thời gian cần thiết để thao tác công việc đã có từ trước trong khi chuyển đổi số là tạo ra những phương thức làm việc mới, còn số hóa là quá trình biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm và quá trình này diễn ra trước bước ứng dụng số hóa. Sau khi có những dữ liệu ở dạng số hóa, công việc của ứng dụng số hóa là dùng những phần mềm hoặc công cụ hỗ trợ để tối ưu số liệu. Những công việc trước đây được làm thủ công như đếm, ghi chú, thống kê, tìm kiếm thông tin,... nay sẽ được giảm thiểu ở mức tối đa vì có sự trợ giúp của công nghệ thông tin. 1.3. Chuyển đổi số (Digital transformation) Chuyển đổi số là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn. Chuyển đổi số là một chuỗi những hoạt động thay đổi về cách thức vận hành và những việc làm cụ thể từ trước đến nay. Ví dụ: Trước đây học tập theo tập trung Hội nghị, các lớp tập huấn, các bài giảng theo hình thức Hội thảo, nói chuyên chuyên đề… thì nay được chia sẻ, ứng dụng qua việc gửi thông tin, tài liệ qua email điện tử, qua các trang mạng xã hội như zalo, Face book, messinger.. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyển đổi số như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia…Nội dung chuyển đổi số rất rộng và đa dạng nhưng có chung một số nội dung chính gồm chính phủ số (như dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu mở), kinh tế số (như tài chính số, thương mại điện tử), xã hội số (như giáo dục, y tế, văn hóa) và chuyển đổi số trong các ngành trọng điểm (như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông). Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo (GDĐT) nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong GDĐT, các yếu tố đảm bảo chuyển đổi số thành công, thực trạng hiện nay, kết quả đạt được và tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất một số giải pháp định hướng trong giai đoạn tới. 2. Nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời. Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH). Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university). 3. Giáo dục - đào tạo trong nền kinh tế tri thức Giáo dục - đào tạo hình thành và phát triển trong những hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Hệ thống giáo dục vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc đời của mỗi con người. Vai trò của giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục liên tục ngày càng lớn (gia đình, xã hội). Sự phân chia giữa các loại hình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ngày càng thu hẹp, trên thực tế luôn có sự giao thoa của hai loại hình này trong nhiều năm qua, do tri thức và năng lực sử dụng tri thức trở thành nhân tố quan trọng có tính quyết định đến đời sống cá nhân và lao động nghề nghiệp. Cùng với phổ cập giáo dục là quá trình phổ cập nghề nghiệp. Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trở thành nền tảng của quá trình phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục đại học chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, giáo dục phổ cập. Giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức, cung cấp thông tin mà còn hướng tới phát triển nhân cách toàn diện trên cơ sở phát triển năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động để người học tự tìm tri thức, vận dụng, sử dụng tri thức, trên cơ sở đó kiến tạo tri thức mới cho bản thân hoặc xã hội; góp phần quan trọng vào quá trình chuyển hóa các loại tri thức dưới dạng tiềm năng thành năng lực thực hiện thông qua việc lựa chọn, tích hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống. Như vậy, kinh tế tri thức thay đổi căn bản nền giáo dục từ quan niệm nhận thức đến hệ thống giáo dục, nhà trường, đội ngũ giáo viên, nội dung chương trình giảng dạy, đặc biệt là phương pháp giảng dạy và mô hình quản lý nhà trường. Từ đó hình thành nền giáo dục dựa trên tri thức và mô hình văn hóa nhà trường dựa trên tri thức. Những giá trị tài sản vô hình của nhà trường (danh tiếng, uy tín, vốn tri thức) sẽ không kém các giá trị tài sản hữu hình Mô hình các tổ chức học tập có sự thay đổi cơ bản. Đây là quá trình biến đổi từ nhà trường truyền thống sang nhà trường hiện đại thích ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức. Trong mô hình này, nhà trường sẽ trở thành nơi tổ chức học tập đa dạng và thường xuyên đổi mới. Giáo dục sẽ chủ yếu tập trung hình thành nền tảng tri thức là nền móng vững chắc cho việc phát triển học tập suốt đời, tạo cơ sở cho người học phát triển kiến thức và năng lực nhận thức cũng như phát triển tài năng. Các loại hình hoạt động của nhà trường đa dạng về tổ chức và cách thức. Hình thành các mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội và đòi hỏi sự bình đẳng rộng rãi giữa các trường về vị thế, điều kiện và triển vọng phát triển. Nhà trường có chức năng mới, là nơi tổ chức học tập đa dạng và thường xuyên đổi mới, có khả năng đóng góp tích cực và năng động vào quá trình phát triển của đất nước. Không gian đào tạo rộng mở, không bó hẹp trong phạm vi nhà trường như một tổ chức cụ thể ổn định mà nó được thực hiện như một hệ thống, trong đó nhà trường là chủ thể có vị trí trung tâm, luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới việc làm, doanh nghiệp, các công ty công nghệ, các trường đại học và các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Giáo dục - đào tạo mang đặc trưng thị trường và sự chọn lựa là đặc điểm nổi bật luôn có khả năng thích ứng với nhu cầu phục vụ của xã hội. Đặc điểm này có tác động trực tiếp đến việc xác định mục tiêu, cơ cấu ngành, nghề, nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với người sử dụng và điều kiện của người học. Nhà trường tôn trọng cá tính cá nhân, không gò bó người học vào một kiểu đào tạo, một hướng học vấn mà mở ra nhiều hướng, nhiều sự lựa chọn, phát triển nhiều loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho đất nước và phù hợp với điều kiện của người học, để không ai lâm vào “ngõ cụt” trên con đường học vấn. 4. Sự phát triển xã hội học tập Ngày nay học tập suốt đời ở nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới không chỉ là một khái niệm hay một nguyên tắc đơn thuần trong học tập mà còn trở thành một trong những chìa khóa quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng mô hình xã hội học tập có nghĩa là xây dựng nền giáo dục của một xã hội học tập suốt đời toàn diện và tích hợp, một xã hội mà trong đó tất cả những yêu cầu học tập của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc đều được đáp ứng. Mô hình xã hội học tập tuy mới ra đời nhưng đã tỏ ra là một mô hình hữu hiệu, xây dựng một xã hội học tập suốt đời dựa trên cơ sở bốn yêu cầu cơ bản hay còn gọi là bốn trụ cột mà Ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI đề cập đến, đó là học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người. Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển cần có cơ hội và khả năng học tập liên tục để thu nhận thông tin, tiếp thu, xử lý và tạo lập, sử dụng, làm chủ tri thức để trở thành những công dân có hiểu biết rộng trong cuộc sống và trong lao động nghề nghiệp. Học tập trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi người ở trong cũng như ngoài nhà trường, bất kể sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, lứa tuổi, giàu nghèo... Học tập trở thành hoạt động cơ bản của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện của mỗi cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Học tập giúp con người hình thành và phát triển nhân cách, hiểu được các giá trị của cuộc sống, hiểu biết môi trường sống và làm việc của mình để sống có ích trong cộng đồng, phát triển trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và giao tiếp xã hội. Nếu trình độ học vấn tạo nên giá trị nền tảng của nhân cách thì trình độ chuyên môn (kỹ năng) dựa trên tri thức, sự hiểu biết tạo nên giá trị gia tăng của sức lao động, giá trị tinh thần và vật chất cho cá nhân và xã hội. Điều này trở thành nguyên lý căn bản của nền giáo dục hiện đại ở tất cả các bậc học, ngành đào tạo với các mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục nhân bản, vì con người, hướng tới con người. Giáo dục góp phần vào quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của mỗi cá nhân, tinh thần và thể xác, trí tuệ và tình cảm, đạo đức và niềm tin, trình độ học vấn và năng lực hành động... Vì vậy, học tập không đơn thuần để trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực lao động nghề nghiệp hay có một vị trí xã hội nào đó mà trước hết là để thành người và qua đó góp phần vào sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng và của toàn xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của nền giáo dục hiện đại là mang lại cho mọi người những cơ hội học tập và phát triển để trở thành những con người tài năng, có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, năng động, tự khẳng định mình và góp phần cải biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thế giới hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức đã và đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân của tri thức nhân loại trên mọi lĩnh vực. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng tri thức của nhân loại sau năm đến bảy năm sẽ tăng gấp đôi, trong khi đó thời lượng học tập và số môn học trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục phổ thông, giáo dục phổ cập đã và đang đòi hỏi ngoài các nội dung khoa học truyền thống cần phải bổ sung nhiều nội dung mới, cập nhật, như giáo dục công nghệ, môi trường, giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống... Con đường cơ bản để giải quyết quan hệ này là xây dựng chương trình theo quan điểm tích hợp, liên ngành và cách tiếp cận theo mục tiêu. Xác định phần cơ bản, cốt lõi chương trình và phát triển các nội dung tự chọn, mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học không chỉ về nội dung tri thức mà còn dạy cho người học cách thu thập, tìm kiếm, sử dụng tri thức thông qua các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm, thực hành, phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, cảm xúc và năng lực hành động. 5. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cơ hội lớn để thực hiện xã hội học tập Hiện nay, thế giới đang ở trong giai đoạn bản lề của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển mạnh mẽ và kỳ diệu của công nghệ đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội. Những thay đổi này mang tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi. Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực chịu sự tác động lớn. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi vị thế của giáo dục - đào tạo. Khác với các xã hội trước đó, xã hội nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp, trong nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức. Giá trị hàng hóa dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng tri thức và công nghệ, chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và trở thành động lực chủ yếu của phát triển. Yêu cầu của kinh tế tri thức và khoa học - công nghệ làm thay đổi quan niệm về chất lượng giáo dục - đào tạo, chủ thể quyết định là nguồn nhân lực được đào tạo trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, nguồn tri thức có sự thay đổi căn bản. Nếu như trước đây, tri thức chủ yếu nằm trong sách vở, thư viện hoặc tùy thuộc vào trí nhớ của người thầy sau đó được truyền thụ chủ yếu trên giảng đường, thì ngày nay nhờ những tiến bộ về công nghệ, nhất là phổ dụng mạng internet và các công cụ truyền thông đa phương tiện, tri thức có sẵn chỉ là hữu hạn. Tri thức và quản trị tri thức từ chỗ là độc quyền của các nhà khoa học và nhà giáo thì ngày nay được phổ dụng với nhiều hình thức chia sẻ phong phú và đa dạng có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Trong điều kiện như thế, mô hình tri thức mà người thầy thu thập, lưu giữ, quản trị, truyền thụ trên giảng đường trở nên hạn hẹp. Nếu không xác định được điều này sẽ không tận dụng được tri thức rộng lớn của nhân loại và sẽ không tránh khỏi những bất cập, khủng hoảng về quản trị tri thức hoặc không đủ năng lực tiếp cận, nắm bắt khi đối diện với tri thức phong phú đa chiều của thời đại số hóa. Tổ chức học tập có sự thay đổi căn bản. Lý thuyết giáo dục hiện đại cho rằng, học tập là kiến tạo tri thức, vì vậy phương pháp dạy học được đổi mới mạnh mẽ với những hình thức phong phú theo hướng tích hợp phát triển năng lực, thực hiện hướng vào những vấn đề cụ thể. Chấp nhận sự khác biệt là nền tảng của sáng tạo. Nếu như trong giảng dạy truyền thống, giảng viên có chức năng truyền thụ tri thức một chiều, người học là đối tượng tiếp thu thụ động, trong hình thức này phương pháp thuyết trình tỏ ra hữu dụng, thì để truyền bá tri thức trong thời đại số hóa đòi hỏi phải cấu trúc lại chức năng từ cả hai phía người dạy lẫn người học và sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Trong mô hình tổ chức học tập mới, người học giữ vị trí trung tâm vừa tiếp cận, vừa kiến tạo tri thức. Mục tiêu học tập không chỉ học để biết mà học để làm và học để sáng tạo. Động cơ học tập cũng rõ ràng hơn. Thành quả của mỗi người tùy thuộc vào tự học để có đủ năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo thể hiện tính nhạy bén trước những nguồn thông tin đồ sộ và luôn thay đổi. Ngoài ra, thành quả đó còn phụ thuộc vào trạng thái và quá trình tâm sinh lý. Năng lực học tập và năng lực lao động với sự vượt trội của công nghệ thông tin và truyền thông sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đẩy mạnh xã hội học tập. Không gian rộng mở và hiện đại là điều kiện quan trọng cho mọi người có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn mà không cần nhiều chi phí. Người học có lợi thế để kết nối những cái đã biết và chưa biết, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thật và ảo để lựa chọn thích hợp, hình thành tri thức và kỹ năng mới phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)