Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
873179

TIỀM ẨN NGUY CƠ MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CÁC HÀNG, QUÁN VỈA HÈ

Ngày 15/07/2024 09:45:12

- Nhanh, rẻ, tiện lợi chính là sự lựa chọn số một của nhiều thực khách khi tìm đến các hàng, quán vỉa hè. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khu vực bên cạnh chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa ) được ví như “thiên đường” cho các tín đồ ăn quán vỉa hè, bởi lẽ, ở đây có đầy đủ các món ăn như: bún, phở, cháo, chả rán, nem chua, chè, bánh bèo, bánh cuốn, cháo canh... Các món ăn tương đối đa dạng, giá cả lại phù hợp với nhiều đối tượng nên vào buổi trưa hay giờ tan ca chiều, rất đông thực khách đến đây thưởng thức. Qua quan sát, đa số đồ ăn tại các quán ăn nơi đây đều không được che chắn, bảo quản cẩn thận, dễ nhiễm vi khuẩn, khói, bụi; người bán không đeo găng tay, không dùng dụng cụ gắp, chủ yếu dùng tay trần. Một số quán nhếch nhác khi không bố trí thùng đựng rác nên giấy ăn, thức ăn thừa vứt vương vãi dưới chân bàn; nơi rửa chén, bát chỉ có một, hai thùng chứa nước... Mặc dù, nhiều khách hàng biết điều đó nhưng họ đều dễ dãi bỏ qua, bởi theo họ, thức ăn chỉ cần hợp khẩu vị và giá cả phù hợp với túi tiền là được.

TP 3.jpg

Một quầy bán vịt nướng phường An Hưng (TP Thanh Hóa)
Chị Nguyễn Thị Nga (phường Đông Hương) một khách quen của khu vực hàng quán vỉa hè ở đây cho hay: “Khu vực này các hàng quán đều tồn tại từ lâu, có đủ mọi loại đồ ăn đáp ứng được đại đa số nhu cầu của khách hàng, mà đồ ăn ngon miệng và quan trọng nhất là rẻ nên mình thường xuyên tới ăn. Bản thân mình khi đã ăn ở đây thì không để ý lắm đến vấn đề vệ sinh vì “khuất mắt trông coi”, chắc gì những nhà hàng, quán ăn sang trọng đã sạch hoàn toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu chế biến? Thỉnh thoảng mình ghé tới đây ăn nhưng chưa bao giờ bị đau bụng hay ngộ độc thức ăn”.

Là một món được cho là dễ ăn, từ lâu vịt quay đã trở thành món ăn được đông đảo thực khách ưa chuộng và thường được các bà nội trợ lựa chọn để cải thiện bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nếu chỉ nhìn sơ qua những con vịt quay bóng nhẫy, mỡ màng, thơm ngon sau khi nướng xong, ít ai trong chúng ta có thể nghi ngờ về độ ngon, sạch của món ăn này. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng để ý kỹ, sẽ thấy nguy cơ mất ATVSTP của vịt quay từ nguồn gốc xuất xứ cho đến chế biến, điều kiện bày bán đều không bảo đảm. Bên cạnh đó, các quầy bán vịt quay di động không có thiết bị chuyên dụng chứa, tủ kính che đậy mà hoàn toàn được quay bằng lò nướng lộ thiên nên ngoài việc được tẩm ướp gia vị từ trước, có không ít hàng vịt quay còn được “tẩm ướp” thêm cả gió, bụi bẩn... Hơn nữa, khói từ lò nướng vịt tỏa ra nghi ngút gây mất vệ sinh môi trường và làm cho các phương tiện giao thông qua lại khó khăn, những gia đình kinh doanh quanh khu vực bán vịt quay cũng rất khó chịu.

Trong vai khách hàng, chúng tôi ghé vào một quán bánh cuốn, bún chả phía cuối chợ Đầu mối rau - quả - thực phẩm, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa). Không gian quán ẩm thấp, mặt bàn ăn đã được bọc tôn nhưng xung quanh mốc meo, xoong, nồi, bát, đũa, thìa... đặt ngay dưới nền đất đầy bụi bẩn. Chúng tôi gọi một suất bánh cuốn, chủ quán vô tư dùng tay trần bốc bánh cuốn vào đĩa. Đôi tay đầy dầu mỡ của chủ quán tiếp tục cắt giò, rồi thò vào lọ nhựa bốc một nhúm hành phi rắc lên đĩa bánh... Sau khi khách ăn xong, chủ quán dùng một chiếc khăn “đa năng” cáu bẩn lau qua đĩa đựng bánh và “tái” sử dụng cho “thượng đế” tiếp theo...

Tại một số quán chúng tôi dừng chân, chỉ cần lướt qua khu vực sơ chế thực phẩm có thể dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh gây mất vệ sinh như đồ ăn chín đặt cạnh những đĩa thịt sống không có nắp che đậy. Bát đĩa, thìa dĩa đã dùng vứt ngổn ngang, chồng chất ngay dưới nền gạch lênh láng nước; nhân viên chuẩn bị đồ sơ chế hầu như không đeo găng tay... Đó mới chỉ là những hình ảnh gây phản cảm, quan sát được bằng mắt thường, còn thực tế các món ăn sau khi được tẩm ướp các loại gia vị, chế biến thì thực sự khó để khẳng định có đảm bảo ATVSTP hay không?!...

Theo quy định, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố cần bố trí ở điểm cách xa các nguồn ô nhiễm. Thức ăn nhanh, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại. Nơi chế biến, nơi bán thức ăn nhanh, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với thức ăn nhanh, thực phẩm chín. Nguyên liệu dùng để chế biến phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định. Người bán thức ăn đường phố phải được tập huấn về ATVSTP và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về ATVSTP... Tuy nhiên, rất ít điểm bán thức ăn đường phố trên địa bàn bảo đảm đúng quy định.

Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng mất ATVSTP từ các quán ăn vỉa hè, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm ATVSTP. Người bán cũng cần nâng cao kiến thức về ATVSTP khi chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần tự trang bị cho mình kiến thức và hãy nói không với những quán ăn vỉa hè không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, góp phần nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bài và ảnh: Trần Hằng









TIỀM ẨN NGUY CƠ MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TẠI CÁC HÀNG, QUÁN VỈA HÈ

Đăng lúc: 15/07/2024 09:45:12 (GMT+7)

- Nhanh, rẻ, tiện lợi chính là sự lựa chọn số một của nhiều thực khách khi tìm đến các hàng, quán vỉa hè. Tuy nhiên, bên cạnh sự thuận tiện này thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Khu vực bên cạnh chợ Vườn Hoa, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa ) được ví như “thiên đường” cho các tín đồ ăn quán vỉa hè, bởi lẽ, ở đây có đầy đủ các món ăn như: bún, phở, cháo, chả rán, nem chua, chè, bánh bèo, bánh cuốn, cháo canh... Các món ăn tương đối đa dạng, giá cả lại phù hợp với nhiều đối tượng nên vào buổi trưa hay giờ tan ca chiều, rất đông thực khách đến đây thưởng thức. Qua quan sát, đa số đồ ăn tại các quán ăn nơi đây đều không được che chắn, bảo quản cẩn thận, dễ nhiễm vi khuẩn, khói, bụi; người bán không đeo găng tay, không dùng dụng cụ gắp, chủ yếu dùng tay trần. Một số quán nhếch nhác khi không bố trí thùng đựng rác nên giấy ăn, thức ăn thừa vứt vương vãi dưới chân bàn; nơi rửa chén, bát chỉ có một, hai thùng chứa nước... Mặc dù, nhiều khách hàng biết điều đó nhưng họ đều dễ dãi bỏ qua, bởi theo họ, thức ăn chỉ cần hợp khẩu vị và giá cả phù hợp với túi tiền là được.

TP 3.jpg

Một quầy bán vịt nướng phường An Hưng (TP Thanh Hóa)
Chị Nguyễn Thị Nga (phường Đông Hương) một khách quen của khu vực hàng quán vỉa hè ở đây cho hay: “Khu vực này các hàng quán đều tồn tại từ lâu, có đủ mọi loại đồ ăn đáp ứng được đại đa số nhu cầu của khách hàng, mà đồ ăn ngon miệng và quan trọng nhất là rẻ nên mình thường xuyên tới ăn. Bản thân mình khi đã ăn ở đây thì không để ý lắm đến vấn đề vệ sinh vì “khuất mắt trông coi”, chắc gì những nhà hàng, quán ăn sang trọng đã sạch hoàn toàn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu chế biến? Thỉnh thoảng mình ghé tới đây ăn nhưng chưa bao giờ bị đau bụng hay ngộ độc thức ăn”.

Là một món được cho là dễ ăn, từ lâu vịt quay đã trở thành món ăn được đông đảo thực khách ưa chuộng và thường được các bà nội trợ lựa chọn để cải thiện bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nếu chỉ nhìn sơ qua những con vịt quay bóng nhẫy, mỡ màng, thơm ngon sau khi nướng xong, ít ai trong chúng ta có thể nghi ngờ về độ ngon, sạch của món ăn này. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng để ý kỹ, sẽ thấy nguy cơ mất ATVSTP của vịt quay từ nguồn gốc xuất xứ cho đến chế biến, điều kiện bày bán đều không bảo đảm. Bên cạnh đó, các quầy bán vịt quay di động không có thiết bị chuyên dụng chứa, tủ kính che đậy mà hoàn toàn được quay bằng lò nướng lộ thiên nên ngoài việc được tẩm ướp gia vị từ trước, có không ít hàng vịt quay còn được “tẩm ướp” thêm cả gió, bụi bẩn... Hơn nữa, khói từ lò nướng vịt tỏa ra nghi ngút gây mất vệ sinh môi trường và làm cho các phương tiện giao thông qua lại khó khăn, những gia đình kinh doanh quanh khu vực bán vịt quay cũng rất khó chịu.

Trong vai khách hàng, chúng tôi ghé vào một quán bánh cuốn, bún chả phía cuối chợ Đầu mối rau - quả - thực phẩm, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa). Không gian quán ẩm thấp, mặt bàn ăn đã được bọc tôn nhưng xung quanh mốc meo, xoong, nồi, bát, đũa, thìa... đặt ngay dưới nền đất đầy bụi bẩn. Chúng tôi gọi một suất bánh cuốn, chủ quán vô tư dùng tay trần bốc bánh cuốn vào đĩa. Đôi tay đầy dầu mỡ của chủ quán tiếp tục cắt giò, rồi thò vào lọ nhựa bốc một nhúm hành phi rắc lên đĩa bánh... Sau khi khách ăn xong, chủ quán dùng một chiếc khăn “đa năng” cáu bẩn lau qua đĩa đựng bánh và “tái” sử dụng cho “thượng đế” tiếp theo...

Tại một số quán chúng tôi dừng chân, chỉ cần lướt qua khu vực sơ chế thực phẩm có thể dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh gây mất vệ sinh như đồ ăn chín đặt cạnh những đĩa thịt sống không có nắp che đậy. Bát đĩa, thìa dĩa đã dùng vứt ngổn ngang, chồng chất ngay dưới nền gạch lênh láng nước; nhân viên chuẩn bị đồ sơ chế hầu như không đeo găng tay... Đó mới chỉ là những hình ảnh gây phản cảm, quan sát được bằng mắt thường, còn thực tế các món ăn sau khi được tẩm ướp các loại gia vị, chế biến thì thực sự khó để khẳng định có đảm bảo ATVSTP hay không?!...

Theo quy định, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố cần bố trí ở điểm cách xa các nguồn ô nhiễm. Thức ăn nhanh, thực phẩm chín phải được để trong tủ kính, thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi nhặng, bụi bẩn, côn trùng, động vật gây hại. Nơi chế biến, nơi bán thức ăn nhanh, thực phẩm chín phải sạch sẽ, thoáng mát và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, trang bị găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc với thức ăn nhanh, thực phẩm chín. Nguyên liệu dùng để chế biến phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, bảo đảm an toàn theo quy định. Người bán thức ăn đường phố phải được tập huấn về ATVSTP và được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về ATVSTP... Tuy nhiên, rất ít điểm bán thức ăn đường phố trên địa bàn bảo đảm đúng quy định.

Nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng mất ATVSTP từ các quán ăn vỉa hè, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm ATVSTP. Người bán cũng cần nâng cao kiến thức về ATVSTP khi chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần tự trang bị cho mình kiến thức và hãy nói không với những quán ăn vỉa hè không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, góp phần nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Bài và ảnh: Trần Hằng









0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)