TUYÊN TRUYỀN 112 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ( 5/6/1911 - 5/6/2023
Cách đây 112 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tênAmiral La Touche De Tréville,ra đi tìm đường cứu nước.
Trong bối cảnh đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến nền độc lập của dân tộc bị xâm phạm, cảnh nhân dân ta “Một cổ hai tròng” chịu nhiều lầm than, cực khổ, bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, đã có rất nhiều phong trào yêu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu…nhưng tất cả đều thất bại.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận racon đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc màcần thiết phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc;phải ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để trở về giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết, vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, nhiều khi lả đi vì đói, vì mệt, vì khát để tới Sài Gòn, tìm cơ hội thực hiện ý định cháy bỏng đó. Đây chính là bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành nhanh chóng tìm được một trường kỹ thuật do Pháp quản lý, ở đó thủy thủ Việt Nam được dạy về hàng hải, về giao thông vận chuyển hàng… Trong những ngày đó, anh thường xuyên đến bến cảng Sài Gòn.
Và ngày 5/6/1911, trên con tàuAmiral La Touche De Trévilletừ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Với những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, từ đó Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.
Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III ”.
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc là phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây có một phương hướng mới, một bước ngoặt mới.
Như vậy, với tinh thần yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc, kết tinh sâu sắc bản chất giai cấp công nhân trong sáng, Người đã gắn bó máu thịt với nhân dân, đã hy sinh chiến đấu suốt đời,lấy sức ta mà giải phóng cho ta.
Là người Việt Nam đầu tiên từ lòng yêu nước mà đến với chủ nghĩa cộng sản, suốt 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác Hồ đã đặt chân lên 28 quốc gia, 4 châu lục, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để hoạt động cách mạng, Người đã nhận ra sâu sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười, đó là: muốn giải phóng dân tộc thì phải làm cách mạng vô sản.Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi không những tiếp tục củng cố sự nghiệp giải phóng đất nước về chính trị mà còn giải phóng một bước cao hơn về kinh tế, thực hiện dân chủ, công bằng, tự do, bình đẳng, đem lại nền văn minh, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc khoa học, trí tuệ và hiện đại, trải qua trăm ngàn thử thách, ngày càng giành thêm những thắng lợi mới.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từ ngày thành lập Đảng. Kiên định và thực hiện sáng tạo đường lối nhất quán ấy. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; chứng minh sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện. Suốt cuộc đời vì nước vì dân, di sản vô giá mà Người để lại cho Tổ quốc ta, nhân dân ta chính là tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh sáng ngời cùng thời gian.
Hướng đến kỷ niệm 112 năm (05/6/1911- 05/6/2023), ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ chuyến đi lịch sử Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Dù Người đã đi xa, nhưng Đảng ta, dân tộc ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, xây dựng thành công Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-
Cách đây 112 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) ...
-
Ngày 26/5/2023, đảng bộ xã Cẩm Giang đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của ban thường vụ huyện uỷ về ...
-
Thực hiện chương trình công tác của cấp uỷ năm 2023,ngày 23/5/2023 Đảng uỷ xã Cẩm Giang đã tổ chức hội nghị sơ ...
-
Ngày 9/5/2023,Đảng uỷ,HĐND,UBND,UBMTTQ,các đoàn thể chính trị,xã hội,ban giám hiệu các trường,trạm y tế,bí thư ...
-
Ngày 18/4/2023 toàn thể các đồng chí cán bộ trong ban chấp hành đảng uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, uỷ ban ...
-
Ngày 25 tháng 8 năm 2022, Đảng bộ xã cẩm giang tiến hành tổ chức hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển ...
-
Sáng ngày 30/3/2022 Đảng uỷ xã Cẩm Giang đã họp sơ kết công tác Đảng quý 1 năm 2022. Chủ trì hội nghị có các đồng ...
-
Chiều ngày 25/3/2022, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Cẩm Giang tổ chức tọa đàm kỷ niệm 91 năm ngày thành ...
Cách đây 112 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tênAmiral La Touche De Tréville,ra đi tìm đường cứu nước.
Trong bối cảnh đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến nền độc lập của dân tộc bị xâm phạm, cảnh nhân dân ta “Một cổ hai tròng” chịu nhiều lầm than, cực khổ, bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, đã có rất nhiều phong trào yêu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu…nhưng tất cả đều thất bại.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận racon đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc màcần thiết phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc;phải ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước độc lập phát triển như thế nào để trở về giúp đồng bào ta, đất nước ta thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ. Nung nấu quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết, vượt qua những khó khăn khắc nghiệt của thời tiết, nhiều khi lả đi vì đói, vì mệt, vì khát để tới Sài Gòn, tìm cơ hội thực hiện ý định cháy bỏng đó. Đây chính là bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành nhanh chóng tìm được một trường kỹ thuật do Pháp quản lý, ở đó thủy thủ Việt Nam được dạy về hàng hải, về giao thông vận chuyển hàng… Trong những ngày đó, anh thường xuyên đến bến cảng Sài Gòn.
Và ngày 5/6/1911, trên con tàuAmiral La Touche De Trévilletừ cảng Sài Gòn, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.
Trong vòng 10 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Với những chuyến đi, Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, từ đó Người đã bổ sung được cho mình những kiến thức vô cùng phong phú với một tầm nhìn hết sức rộng lớn và bao quát. Từ đó Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.
Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III ”.
Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc.
Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc là phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây có một phương hướng mới, một bước ngoặt mới.
Như vậy, với tinh thần yêu nước nồng nàn, Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc, kết tinh sâu sắc bản chất giai cấp công nhân trong sáng, Người đã gắn bó máu thịt với nhân dân, đã hy sinh chiến đấu suốt đời,lấy sức ta mà giải phóng cho ta.
Là người Việt Nam đầu tiên từ lòng yêu nước mà đến với chủ nghĩa cộng sản, suốt 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác Hồ đã đặt chân lên 28 quốc gia, 4 châu lục, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để hoạt động cách mạng, Người đã nhận ra sâu sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười, đó là: muốn giải phóng dân tộc thì phải làm cách mạng vô sản.Cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi không những tiếp tục củng cố sự nghiệp giải phóng đất nước về chính trị mà còn giải phóng một bước cao hơn về kinh tế, thực hiện dân chủ, công bằng, tự do, bình đẳng, đem lại nền văn minh, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc khoa học, trí tuệ và hiện đại, trải qua trăm ngàn thử thách, ngày càng giành thêm những thắng lợi mới.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta từ ngày thành lập Đảng. Kiên định và thực hiện sáng tạo đường lối nhất quán ấy. Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; chứng minh sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện. Suốt cuộc đời vì nước vì dân, di sản vô giá mà Người để lại cho Tổ quốc ta, nhân dân ta chính là tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh sáng ngời cùng thời gian.
Hướng đến kỷ niệm 112 năm (05/6/1911- 05/6/2023), ngày ra đi tìm đường cứu nước của Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, từ chuyến đi lịch sử Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Dù Người đã đi xa, nhưng Đảng ta, dân tộc ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, xây dựng thành công Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem
Ngày 26/5/2023, đảng bộ xã Cẩm Giang đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của ban thường vụ huyện uỷ về dự hội nghị có các đồng chí trong ban thường trực huyện uỷ,uỷ ban nhân dân huyện,thường vụ đảng uỷ xã Cẩm Giang,hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân,uỷ ban MTTQ,các đoàn thể,công chức uỷ ban nhân dân xã Cẩm Giang,các đồng chí bí thư các chi bộ,trưởng thôn,hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo đảng uỷ,uỷ ban nhân dân xã Cẩm Quý đến dự và nghe công bố quyết định của ban thường vụ huyện uỷ về công tác cán bộ năm 2023.
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem
Thực hiện chương trình công tác của cấp uỷ năm 2023,ngày 23/5/2023 Đảng uỷ xã Cẩm Giang đã tổ chức hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ để đánh giá 1 cách toàn diện công tác lãnh đạo,chỉ đạo sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX nhiệm kỳ 2020-2025,kiểm điểm vai trò lãnh đạo của tập thể ban chấp hành Đảng bộ và bàn định phương hướng,nhiệm vụ,giải pháp thực hiện những chỉ tiêu của nửa nhiệm kỳ còn lại.Hội nghị được các đồng chí thường trực,thường vụ huyện Cẩm Thuỷ về dự và chỉ đạo,đồng chí Cao Văn Vượng-PBT thường trực huyện uỷ,đồng chí Phạm Thị Nhàn-UVBTV-Trưởng ban tổ chức huyện uỷ,đồng chí Trịnh Thị Khanh HUV-Chủ tịch liên đoàn lao động huyện.Hội nghị có các đồng chí trong BCH đảng bộ xã khoá XXIX,các đồng chí lãnh đạo MTTQ các ngành đoàn thể các xã,các đồng chí bí thư cấp uỷ các chi bộ,các ông trưởng thôn,trưởng trạm y tế,hiệu trưởng các trường,các đồng chí cán bộ,công chức xã về dự có mặt đông đủ.Tại hội nghị,các đồng chí đại biểu đã tích cực thảo luận và tham gia nhiều ý kiến về các nội dung được báo cáo tại hội nghị.Đặc biệt là ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Cao Văn Vượng-PBT thường trực huyện uỷ,hội nghị đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí để đưa vào chương trình công tác.
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem
Ngày 9/5/2023,Đảng uỷ,HĐND,UBND,UBMTTQ,các đoàn thể chính trị,xã hội,ban giám hiệu các trường,trạm y tế,bí thư trưởng thôn các thôn,công chức uỷ ban nhân dân xã Cẩm Giang đã tham dự hội nghị trực tuyến về học tập,nghiên cứu,tác phẩm "Kiên quyết,kiên trì đấu tranh phòng,chống tham nhũng,tiêu cực,góp phần xây dựng Đảng và nhà nước ta ngày càng trong sạch,vững mạnh của đồng chí bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem
Ngày 18/4/2023 toàn thể các đồng chí cán bộ trong ban chấp hành đảng uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, uỷ ban mặt trận tổ quốc cùng toàn thể trưởng phó các đoàn thể cán bộ công chức, bí thư trưởng thôn xã Cẩm Giang đã dự hội nghị trực tuyến về nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của bộ chính trị, ban bí thư chung ương đảng khoá XIII và kế hoạch của ban thường vụ tỉnh uỷ.
Đăng lúc 1 năm trước · 0 lượt xem
Ngày 25 tháng 8 năm 2022, Đảng bộ xã cẩm giang tiến hành tổ chức hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị Quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của bộ chính trị về " Đẩy mạnh xây dựng lực lượng công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới"
Đăng lúc 2 năm trước · 51 lượt xem
Sáng ngày 30/3/2022 Đảng uỷ xã Cẩm Giang đã họp sơ kết công tác Đảng quý 1 năm 2022. Chủ trì hội nghị có các đồng chí Thường trực Đảng uỷ: Đ/c Vũ Duy Hưng – Bí thư Đảng uỷ; Đ/c Lê Văn Thực – Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ và Đ/c Cao Anh Vũ – Phó Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã. Về tham gia hội nghị có mời toàn thể cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách UBND xã, các đồng chí Bí thư các Chi bộ trực thuộc Đảng uỷ.
Đăng lúc 2 năm trước · 192 lượt xem
Chiều ngày 25/3/2022, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã Cẩm Giang tổ chức tọa đàm kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2022). Tới dự buổi tọa đàm có đồng chí: Vũ Duy Hưng - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND; đồng chí Cao Anh Vũ – Chủ tịch UBND xã Cẩm Giang, cùng dự có các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, MTTQ và trưởng, phó các đoàn thể, các đồng chí bí thư các Chi đoàn.
Đăng lúc 2 năm trước · 230 lượt xem
|