ĐẶC SẮC LỄ HỘI SÒNG SƠN BA DỘI 2024Ngày 08/04/2024 15:42:39 Sáng ngày 04/4/2024 (tức ngày 26/2 âm lịch), trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn – Ngôi đền được mệnh danh là “thiêng nhất xứ thanh”, UBND Thị xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội tri ân Thánh mẫu Liễu Hạnh - một trong bốn vị thánh bất tử của dân tộc Việt Nam. Dự Lễ hội có đồng chí Đầu Thanh Tùng - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trên địa bản tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Ninh Bình.
Về phía Thị xã có các đồng chí Nguyễn Văn Khiên - Bí thư Thị ủy; Nguyễn Thanh Tùng - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; Trịnh Tuấn Thành - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Cùng các đồng chí ủy viên BTV Thị uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, chủ tịch UB MTTQ, trưởng các ban, ngành, đoàn thể Thị xã, nhân dân và du khách thập phương.
Sau nghi lễ dâng hương thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh, các đại biểu và du khách thập phương đã được nghe đồng chí Mai Thế Trị – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội ôn lại nguồn gốc huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Thánh mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Thánh mẫu bao dung, độ lượng với dân lành, sẵn lòng và thành tâm cứu giúp những con người lương thiện gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhưng Thánh mẫu cũng nghiêm khắc thẳng tay trừng trị kể ác, kẻ gian tà. Bởi vậy trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Thánh mẫu là biểu tượng cho sức sống, cho tự do, cho lòng nhân đạo và ý chí phá bỏ cường quyền. Lễ hội năm nay cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phương tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cách đây 235 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, trên đường hành quân thần tốc ra Bắc Hà, vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn đã dừng chân tại đây để tập kết lương thảo, tuyển quân luyện tướng và luận bàn kế sách để đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội.
Diễn văn nhấn mạnh: Về Lễ Hội Sòng Sơn - Ba Dội năm Giáp Thìn, quý khách bốn phương về đây với một ước, mong mọi sự đều được bình an, tốt lành. Chúng ta cùng cầu chúc cho quốc thái dân an, nhà nhà hưng thịnh. Chúng ta cùng nhau trở về với cội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Thánh Mẫu, trước các Bậc tiền nhân và người anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung, để cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh
Sau khi Bí thư thị ủy Nguyễn Văn Khiên đã đánh trống khai hội, nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêm. NSUT Việt Thắng trình tấu chúc văn gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc. Trong chương trình văn nghệ, các đại biểu và du khách thập phương đã được thưởng thức vở chèo"Huyền tích tiên nữ đèo Ba Dội"do các nghệ sĩ nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn, với sự tham gia của NSND Hoài Thu, NSƯT Việt Thắng, NSƯT Quốc Phòng và màn múa lân trồng đặc sắc.
Kết thúc phần hội, nghi lễ rước bóng Thánh Mẫu lên đèo Ba Dội được cử hành trong không khí trang nghiêm, thành kính với sự tham gia của các Bản hội và du khách thập phương. Với ý nghĩa rước Thánh Mẫu vãng lại cảnh xưa, đoàn kiệu xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên nhà bia Ba Dội. Sau đó về dâng hương tại đền Chín giếng và xa giá hồi cùng làm lễ hoàn vị tại đền Sòng.
Thông qua việc tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết trong xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có. Từ đó, tiếp tục quan tâm đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Bỉm Sơn ngày càng hiệu quả.
.
Đăng lúc: 08/04/2024 15:42:39 (GMT+7) Sáng ngày 04/4/2024 (tức ngày 26/2 âm lịch), trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn – Ngôi đền được mệnh danh là “thiêng nhất xứ thanh”, UBND Thị xã đã long trọng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội tri ân Thánh mẫu Liễu Hạnh - một trong bốn vị thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Dự Lễ hội có đồng chí Đầu Thanh Tùng - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trên địa bản tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Ninh Bình.
Về phía Thị xã có các đồng chí Nguyễn Văn Khiên - Bí thư Thị ủy; Nguyễn Thanh Tùng - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; Trịnh Tuấn Thành - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã. Cùng các đồng chí ủy viên BTV Thị uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, chủ tịch UB MTTQ, trưởng các ban, ngành, đoàn thể Thị xã, nhân dân và du khách thập phương.
Sau nghi lễ dâng hương thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh, các đại biểu và du khách thập phương đã được nghe đồng chí Mai Thế Trị – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội ôn lại nguồn gốc huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Thánh mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Thánh mẫu bao dung, độ lượng với dân lành, sẵn lòng và thành tâm cứu giúp những con người lương thiện gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhưng Thánh mẫu cũng nghiêm khắc thẳng tay trừng trị kể ác, kẻ gian tà. Bởi vậy trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Thánh mẫu là biểu tượng cho sức sống, cho tự do, cho lòng nhân đạo và ý chí phá bỏ cường quyền. Lễ hội năm nay cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phương tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Cách đây 235 năm, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, trên đường hành quân thần tốc ra Bắc Hà, vua Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn đã dừng chân tại đây để tập kết lương thảo, tuyển quân luyện tướng và luận bàn kế sách để đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội.
Diễn văn nhấn mạnh: Về Lễ Hội Sòng Sơn - Ba Dội năm Giáp Thìn, quý khách bốn phương về đây với một ước, mong mọi sự đều được bình an, tốt lành. Chúng ta cùng cầu chúc cho quốc thái dân an, nhà nhà hưng thịnh. Chúng ta cùng nhau trở về với cội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Thánh Mẫu, trước các Bậc tiền nhân và người anh hùng dân tộc áo vải Quang Trung, để cùng nhau đoàn kết xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh
Sau khi Bí thư thị ủy Nguyễn Văn Khiên đã đánh trống khai hội, nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêm. NSUT Việt Thắng trình tấu chúc văn gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc. Trong chương trình văn nghệ, các đại biểu và du khách thập phương đã được thưởng thức vở chèo"Huyền tích tiên nữ đèo Ba Dội"do các nghệ sĩ nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn, với sự tham gia của NSND Hoài Thu, NSƯT Việt Thắng, NSƯT Quốc Phòng và màn múa lân trồng đặc sắc.
Kết thúc phần hội, nghi lễ rước bóng Thánh Mẫu lên đèo Ba Dội được cử hành trong không khí trang nghiêm, thành kính với sự tham gia của các Bản hội và du khách thập phương. Với ý nghĩa rước Thánh Mẫu vãng lại cảnh xưa, đoàn kiệu xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên nhà bia Ba Dội. Sau đó về dâng hương tại đền Chín giếng và xa giá hồi cùng làm lễ hoàn vị tại đền Sòng.
Thông qua việc tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết trong xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân thị xã Bỉm Sơn trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh hiện có. Từ đó, tiếp tục quan tâm đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Bỉm Sơn ngày càng hiệu quả.
.
|